Việc khám xét người cần sự có mặt của Kiểm sát viên
Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề khám xét người. Cho tôi hỏi trường hợp nào được khám xét người mà không cần lệnh khám xét? Việc khám xét người cần sự có mặt của Kiểm sát viên không?
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến TL Law xin chào !
Công ty tư vấn luật, văn phòng luật sư giỏi, uy tín HCM tư vấn pháp luật online trường hợp Bạn như sau:
Căn cứ để khám xét người là gì?
Việc khám xét người được thực hiện khi có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử
1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.
Theo quy định trên, việc khám xét người chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Trường hợp nào được khám xét người mà không cần lệnh khám xét?
Việc khám xét người mà không cần lệnh khám xét được quy định tại khoản 3 Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Khám xét người
1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.
2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.
3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
Theo đó, có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
Việc khám xét người cần sự có mặt của Kiểm sát viên không?
Quy định tiến hành khám xét người tại Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Thẩm quyền ra lệnh khám xét
1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.
3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.
4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.
Như vậy, trước khi tiến hành khám xét người thì Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp.
Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.
Tư vấn luật hình sự qua điện thoại, Tư vấn luật hình sự miễn phí, Luật sư hình sự nổi tiếng, Luật sư chuyên về hình sự, Luật sư hình sự là gì, Văn phòng luật sư tư vấn miễn phí TPHCM, Luật sư tư vấn 24 24, Luật sư tư vấn,Tư vấn Luật Hình sự, Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, Tư vấn luật hình sự miễn phí,Luật sư hình sự nổi tiếng,Luật sư hình sự là gì,Luật sư tư vấn tố tụng hình sự,Văn phòng luật sư,Luật sư 24H,Hỏi luật sư,luật sư giỏi nhất việt nam,Tư vấn luật hình sự qua điện thoại,Thủ tục tố tụng hình sự la gì,Văn phòng luật sư tư vấn miễn phí TPHCM,tìm luật sư tư vấn,Công ty tư vấn pháp luật,Tư vấn luật luật long phan,Kiến thức luật,
Hãy gọi ngay, tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Luật Doanh nghiệp, Luật nhà đất, Luật ly hôn, Luật thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng
”Thành công của khách hàng là thành công của TL Law”.
Ngoài ra, TL Law cung cáp dịch vụ Cố Vấn Chiến Lược & Đào tạo Marketing Toàn Diện cho chủ doanh nghiệp, Starup khởi nghiệp, kinh doanh Online theo xu hướng Marketing Thế Hệ Mới, giúp chủ Doanh Nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,