Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có được đặt tiền để bảo đảm để thay thế bị tạm giam

Đóng góp bởi: TLLaw, Luật sư giỏi, Tổng đài tư vấn pháp luật, Dịch vụ Luật sư 748 lượt xem Đăng ngày 04/12/2023 Chia sẻ:

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có được đặt tiền để bảo đảm để thay thế bị tạm giam

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có được đặt tiền để bảo đảm để thay thế bị tạm giam không?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về đặt tiền để bảo đảm như sau:

Đặt tiền để bảo đảm

1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định về mức tiền đặt để bảo đảm như sau:

Mức tiền đặt để bảo đảm

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:

a) Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;

b) Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Như vậy, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vẫn có thể được đặt tiền để bảo đảm để thay thế bị tạm giam nếu như có căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của người bị phạm tội bị tạm giam.

Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 22 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm như sau:

Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm

2. Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm gồm:

a) Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;

b) Chứng cứ, tài liệu thể hiện tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can;

c) Tài liệu xác định bị can hoặc người thân thích của bị can đã đặt tiền để bảo đảm;

d) Giấy cam đoan của bị can về việc cam đoan thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự;

đ) Giấy cam đoan của người thân thích của bị can theo quy định tại khoản 5 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự đối với trường hợp người thân thích của bị can đặt tiền để bảo đảm.

Như vậy, hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm gồm:

– Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.

– Chứng cứ, tài liệu thể hiện tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can.

– Tài liệu xác định bị can hoặc người thân thích của bị can đã đặt tiền để bảo đảm.

– Giấy cam đoan của bị can về việc cam đoan thực hiện các nghĩa vụ theo quy định.

– Giấy cam đoan của người thân thích của bị can đối với trường hợp người thân thích của bị can đặt tiền để bảo đảm.

Cơ quan nào có thẩm quyền phê chuẩn yêu cầu áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 22 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm như sau:

Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm

3. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hoặc có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu để xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.

Như vậy, Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra đề nghị áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm thay thế việc bị tạm giam có thẩm quyền ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn yêu cầu áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.

Tư vấn luật hình sự qua điện thoại, Tư vấn luật hình sự miễn phí, Luật sư hình sự nổi tiếng, Luật sư chuyên về hình sự, Luật sư hình sự là gì, Văn phòng luật sư tư vấn miễn phí TPHCM, Luật sư tư vấn 24 24, Luật sư tư vấn,Tư vấn Luật Hình sự, Luật sư tư vấn pháp luật hình sự,Tư vấn luật hình sự miễn phí,Luật sư hình sự nổi tiếng,Luật sư hình sự là gì,Luật sư tư vấn tố tụng hình sự,Văn phòng luật sư,Luật sư 24H,Hỏi luật sư,luật sư giỏi nhất việt nam,Tư vấn luật hình sự qua điện thoại,Thủ tục tố tụng hình sự la gì,Văn phòng luật sư tư vấn miễn phí TPHCM,tìm luật sư tư vấn,Công ty tư vấn pháp luật,Tư vấn luật luật long phan,Kiến thức luật,

 

Hãy gọi ngay, tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Luật Doanh nghiệp, Luật nhà đất, Luật ly hôn, Luật thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng

”Thành công của khách hàng là thành công của TL Law”. 

Ngoài ra, TL Law cung cáp dịch vụ Cố Vấn Chiến Lược & Đào tạo Marketing Toàn Diện cho chủ doanh nghiệp, Starup khởi nghiệp, kinh doanh Online theo xu hướng Marketing Thế Hệ Mới, giúp chủ Doanh Nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,

 

Đánh giá post
Chia sẻ bài viết trên: