Người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm những ai?

Đóng góp bởi: TLLaw, Luật sư giỏi, Tổng đài tư vấn pháp luật, Dịch vụ Luật sư 979 lượt xem Đăng ngày 27/09/2023 Chia sẻ:

Người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm những ai?

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến TL Law xin chào !

Công ty tư vấn luật, văn phòng luật sư giỏi, uy tín HCM tư vấn pháp luật online trường hợp Bạn như sau:

Tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm:

(1) Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

(2) Người giám hộ của người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Toà án chỉ định.

(3) Người được Toà án chỉ định đối với trường hợp không xác định được người đại diện (1), (2)

(4) Người được Toà án chỉ định  người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm những ai?

Tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định đại diện theo pháp luật của pháp nhân như sau:

Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Người được Toà án chỉ định tham gia hoạt động tố tụng tại Toà án.

2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và những người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật dân sự.

Như vậy, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

– Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

– Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

– Người được Toà án chỉ định tham gia quá trình tố tụng tại Toà án.

Thời hạn đại diện được xác định là bao nhiêu?

Tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định cụ thể thời hạn đại diện như sau:

Thời hạn đại diện

1. Thời hạn đại diện được xác định theo hợp đồng uỷ quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được xác định theo thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự cụ thể; b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, tính từ thời điểm xác lập quyền đại diện.

3. Đại diện theo uỷ quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Theo thoả thuận;

b) Thời hạn uỷ quyền đã kết thúc;

c) Công việc được uỷ quyền đã kết thúc;

d) Người được đại diện hoặc người đại diện tự nguyện chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền;

đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân qua đời hoặc người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt hoạt động;

e) Người đại diện không  đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật Dân sự; g) Căn cứ khác khiến cho việc đại diện không thực hiện được.

Như vậy, thời hạn đại diện được xác định theo hợp đồng uỷ quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên nếu không xác định được thời hạn đại diện trên thì:

Trường hợp 1: Quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể

Thời hạn đại diện được tính theo thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

Trường hợp 2: Quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể:

Thời hạn đại diện là 01 năm, tính từ thời điểm xác lập quyền đại diện.

Người đại diện có bắt buộc phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình nữa không?

Tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về phạm vi đại diện như sau:

Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thuộc phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây: a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; b) Điều lệ của pháp nhân; c) Nội dung uỷ quyền; d) Quy định khác của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với bản thân mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người kia, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Như vậy, người đại diện bắt buộc phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của pháp nhân theo những căn cứ của:

– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

– Điều lệ của pháp nhân;

– Nội dung uỷ quyền;

– Quy định khác của pháp luật.

Trân trọng!

 

Luật sư tư vấn thương mại, Tư vấn thương mại, Luật sư tư vấn kinh doanh thương mại, Tư vấn luật thương mại, tư vấn luật sư thương mại, luật sư tư vấn thương mại quốc tế, Văn phòng luật sư thừa kế,Dịch vụ thừa kế,Luật sư tư vấn thừa kế nhà đất,Bản an tranh chấp chia di sản thừa kế,

 

Hãy gọi ngay, tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Luật Doanh nghiệp, Luật nhà đất, Luật ly hôn, Luật thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng

”Thành công của khách hàng là thành công của TL Law”. 

Ngoài ra, TL Law cung cáp dịch vụ Cố Vấn Chiến Lược & Đào tạo Marketing Toàn Diện cho chủ doanh nghiệp, Starup khởi nghiệp, kinh doanh Online theo xu hướng Marketing Thế Hệ Mới, giúp chủ Doanh Nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,

Đánh giá post
Chia sẻ bài viết trên: