Trình tự, thủ tục để tuyên bố một người mất tích

Đóng góp bởi: TLLaw, Luật sư giỏi, Tổng đài tư vấn pháp luật, Dịch vụ Luật sư 540 lượt xem Đăng ngày 24/11/2023 Chia sẻ:

Trình tự, thủ tục để tuyên bố một người mất tích

Tuyên bố mất tích là gì? Khi nào một người bị tuyên bố là mất tích? Trình tự, thủ tục để tuyên bố một người mất tích?… Trong bài viết hôm nay, Luật TL LAW xin được chia sẻ đến bạn đọc vấn đề này như sau:

Tuyên bố mất tích là gì?

Tuyên bố mất tích là quyết định của Tòa án theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

Điều kiện được yêu cầu tuyên bố mất tích 

Về điều kiện để thực hiện thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích, Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ gồm:

– Phải biệt tích 02 năm liên tục trở lên. Trong đó, biệt tích có thể hiểu là không thấy bất cứ thông tin, tin tức nào về việc người đó còn sống hay đã chết hay hiện đang ở đâu.

– Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến người biệt tích đã dùng đầy đủ các biện pháp để thông báo, tìm kiếm thông tin của người đó nhưng không có tin tức xác thực về việc người này còn sóng hay đã chết như thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi người này cư trú; đăng trên báo của Trung ương, cổng thông tin điện tử hoặc phát sóng trên đài phát thanh/đài truyền hình Trung ương…

– Có gửi đơn yêu cầu tuyên bố người mất tích đến Toà án.

Như vậy, để được Toà án ra quyết định tuyên bố một người mất tích, người yêu cầu phải là người có quyền, lợi ích liên quan và phải có đơn yêu cầu khi người bị yêu cầu mất tích đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định

Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích

+ Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.

+ Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

+ Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

+ Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích 

Ai được yêu cầu?

Người được gửi yêu cầu tuyên bố một người mất tích là người có quyền, lợi ích liên quan đến người bị tuyên bố mất tích đó (căn cứ khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Theo đó, người có quyền, lợi ích liên quan đến một cá nhân khác có thể kể đến: Người thân (cha mẹ, vợ chồng, con đẻ, con nuôi…) hoặc người có liên quan đến giao dịch với người bị tuyên bố mất tích (người cho vay tiền, người đi vay…)

Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích, trường hợp có yêu cầu áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, tòa án còn phải áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Hồ sơ yêu cầu gồm những gì?

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu (theo mẫu của tòa án);
  • Các tài liệu, giấy tờ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình; như giấy tờ xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó đã biệt tích được từ 2 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết
  • Các tài liệu, giấy tờ chứng cứ chứng minh đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm mà vẫn không có tin tức.
  • Các giấy tờ nhân thân của người gửi đơn yêu cầu tuyên bố mất tích; (giấy tờ cá nhân và chứng minh quan hệ liên quan của người yêu cầu).
  • Bản sao quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (nếu có)

Gửi hồ sơ yêu cầu đến đâu?

Thẩm quyền giải quyết thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 là Toà án nơi mà người bị yêu cầu tuyên bố mất tích có nơi cư trú cuối cùng trước khi mất liên lạc.

Trình tự, thủ tục tuyên bố một người mất tích

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận; và thực hiện thủ tục tuyên bố một người là mất tích. Vì vậy, khi tiến hành thực hiện thủ tục, những người có quyền và nghĩa vụ có liên quan cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ như trên.

Bước 2: Nộp đơn yêu cầu và giải quyết thủ tục tuyên bố mất tích

  • Người có quyền và nghĩa vụ liên quan tiến hành nộp đơn; yêu cầu tòa án tuyên bố mất tích, tại nơi mà người mất tích cư trú.
  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích; Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Thông báo tìm kiếm phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp; Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh; hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.
  •  Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng; kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.

Bước 3: Xem xét ra quyết định

  • Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét yêu cầu tuyên bố mất tích. Trường hợp thỏa mãn các điều kiện thì ra quyết định tuyên bố một người là mất tích.

Thủ tục tuyên bố một người đã chết,Đơn yêu cầu tuyên bố mất tích,Thủ tục tuyên bố mất tích,Tuyên bố mất tích và tuyên bố chết,Tiểu luận tuyên bố mất tích, tuyên bố chết,Quyết định tuyên bố một người mất tích,Phí đăng báo tìm người mất tích,Mẫu thông báo tìm người mất tích,

Những hậu quả pháp lý liên quan đến người mất tích là gì?

Việc tuyên bố một người mất tích kéo theo những hậu quả pháp lí nhất định như:

  • Tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyến bố là mất tích; tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ.
  • Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lí theo quyết định của toà án; được quy định tại các điều 65, 66, 67, 69 BLDS về Quản lý tài sản; của người vắng mặt tại nơi cư trú, Quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú và Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích.

Gọi ngay, tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Doanh nghiệp, nhà đất, ly hôn, thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng 

”Thành công của khách hàng là thành công của TL Law”. 

Ngoài ra, TL Law cung cáp dịch vụ Cố Vấn Chiến Lược & Đào tạo Marketing Toàn Diện cho chủ doanh nghiệp, Starup khởi nghiệp, kinh doanh Online theo xu hướng Marketing Thế Hệ Mới, giúp chủ Doanh Nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ bài viết trên: