Thủ tục lấy lại nhà và xin cấp sổ hồng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Đóng góp bởi: TLLaw, Luật sư giỏi, Tổng đài tư vấn pháp luật, Dịch vụ Luật sư 529 lượt xem Đăng ngày 23/11/2023 Chia sẻ:

Thủ tục lấy lại nhà và xin cấp sổ hồng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Dịch vụ cấp sổ hồng lần đầu cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực chất là thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền mua nhà đất tại Việt Nam không?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai, người sử dụng đất được công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo Luật Nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở. Theo quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng được sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các đối tượng khác theo pháp luật về nhà ở.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của tổ chức kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán.

 Điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà đất ở tại Việt Nam

Theo Khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2014 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/ND-CP, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam cần phải có giấy tờ sau:

  • Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam: phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
  • Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài: phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Có đủ năng lực hành vi dân sự thực hiện giao dịch nhà ở.

Thủ tục người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà đất ở tại Việt Nam

Bước 1:  Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết

  • Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
  • Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 2: Xác định loại nhà được quyền sở hữu

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở thương mại, nhà ở riêng lẻ, nhà phố và được quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Kiểm tra giấy tờ pháp lý của nhà đất

  1. Nếu là nhà ở thương mại thì yêu cầu chủ đầu tư cung cấp những giấy tờ sau:
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh bất động sản;
  • Giấy phép đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cả khu đất thực hiện dự án;
  • Hồ sơ chứng từ liên quan việc hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư;
  • Giấy phép xây dựng và các giấy phép khác liên quan đến việc xây dựng;
  • Hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Nếu là nhà ở hình thành trong tương lai;

Biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng, hợp đồng bảo lãnh, văn bản cho phép bán, cho thuê mua của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

  1. Nếu là nhà ở riêng lẻ (nhà phố):
  • Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

Bước 4: Ký hợp đồng đặt cọc (nếu có).

Bước 5: Ký hợp đồng chuyển nhượng, mua bán tại văn phòng công chứng.

Bước 6: Nộp hồ sơ sang tên và nộp các loại thuế, lệ phí.

Trên đây là những tư vấn của chúng tối về trình tự, thủ tục người việt nam định cư ở nước ngoài mua nhà đất tại việt nam. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Quy định pháp luật về việc lấy lại nhà đất đang được Nhà nước quản lý

Theo Điều 1 Nghị quyết 23/2003/QH11, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất. Trong đó, quản lý nhà đất của những người di tản, chuyển vùng hoặc ra nước ngoài là một trong các chính sách đó.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp được xem xét, giải quyết trả lại nhà và cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu. Cụ thể:

  • Đối với nhà đất tuy thuộc diện phải thực hiện các chính sách quản lý nhà đất nhưng đến ngày 22/4/2005, Nhà nước chưa có văn bản quản lý, chưa bố trí sử dụng nhà đất đó thì Nhà nước sẽ không tiếp tục thực hiện việc quản lý theo các chính sách trước đây. Khi có yêu cầu, Nhà nước sẽ xem xét trả lại nhà đất và công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất cho chủ sở hữu (theo Điều 4 Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của UBTVQH).

Trường hợp nhà đất đó được chủ sở hữu là người Việt Nam ở nước ngoài giao lại cho người thân quản lý, sử dụng (dưới các hình thức: cho thuê; cho mượn, cho ở nhờ hoặc uỷ quyền quản lý), sau khi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định pháp luật, chủ sở hữu có thể lấy lại nhà đất của mình và xin cấp Giấy chứng nhận (theo khoản 3 Điều 4 Nghị định số 127/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2005 và Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của UBTVQH).

  • Đối với nhà đất mà Nhà nước đã có văn bản quản lý nhưng trên thực tế Nhà nước chưa quản lý, chưa bố trí sử dụng và người đang trực tiếp sử dụng nhà đất là người được ủy quyền quản lý, sau khi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định pháp luật, chủ sở hữu có thể lấy lại nhà đất của mình và xin cấp Giấy chứng nhận (theo Điều 5 Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của UBTVQH).

Có cấp sổ đỏ đất nhận thừa kế cho người Việt định cư nước ngoài?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai thì trường hợp người nhận thừa kế quyền sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.

Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp người nhận thừa kế quyền sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại Khoản 1 Điều 186 của Luật Đất đai thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, người nhận thừa kế được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định tại Khoản 3 Điều 186 khi có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 của Luật Đất đai.

luật đất đai,Văn phòng luật sư tư vấn nhà đất miễn phí,tư vấn luật đất đai miễn phí,luật sư về nhà của,luật đất đai mới nhất,luật sư dân sự,thuê luật sư,luật sư hôn nhân gia đình,

Gọi ngay, tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Luật Doanh nghiệp, Luật nhà đất, Luật ly hôn, Luật thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng

 

”Thành công của khách hàng là thành công của TL Law”. 

Ngoài ra, TL Law cung cáp dịch vụ Cố Vấn Chiến Lược & Đào tạo Marketing Toàn Diện cho chủ doanh nghiệp, Starup khởi nghiệp, kinh doanh Online theo xu hướng Marketing Thế Hệ Mới, giúp chủ Doanh Nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,

 

 

 

Đánh giá post
Chia sẻ bài viết trên: