Pháp luật có cho phép người thuộc giới tính thứ 3 được nhận con nuôi không?
Chào anh chị, em là người thuộc giới tính thứ 3, em có mong muốn được nhận đứa con nuôi để có niềm vui trong cuộc sống. Anh chị cho em hỏi pháp luật có cho phép người thuộc giới tính thứ 3 được nhận con nuôi hay không? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến TL Law xin chào !
Công ty tư vấn luật, văn phòng luật sư giỏi, uy tín HCM tư vấn pháp luật online trường hợp Bạn như sau:
Người thuộc giới tính thứ 3 có được nhận con nuôi hay không?
Tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định các điều kiện của người nhận con nuôi như sau:
1. Người nhận con nuôi phải có đầy đủ những điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về thể chất, kinh tế, nơi cư trú đảm bảo việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Trường hợp người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, cưỡng ép hoặc chứa chấp người chưa thành niên trái pháp luật; giết, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật không cấm người thuộc giới tính thứ 03 được nhận con nuôi, nếu đáp ứng được điều kiện theo quy định thì bạn sẽ được nhận con nuôi.
Cha mẹ đẻ được phép cho con làm con nuôi trong sau bao lâu ngày kể từ khi sinh con?
Tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định về vấn đề sự đồng ý cho làm con nuôi như sau:
1. Việc nhận làm con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ cùng đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì cũng phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ giải thích rõ về việc nhận con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
3. Sự đồng ý phải tuyệt đối tự nguyện, thành thật, không bị cưỡng ép, không bị xúi giục hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu về tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra tối thiểu 15 ngày.
Theo quy định, đối với trường hợp cha mẹ đẻ cho con làm con nuôi thì sau khi con đã được sinh ra tối thiểu 15 ngày mới có thể cho con làm con nuôi.
Hệ quả của việc nuôi con nuôi được quy định thế nào?
Tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:
1. Kể từ ngày nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và những thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có đầy đủ quyền, nghĩa vụ với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ con nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người giám hộ.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trong trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thoả thuận khác, kể từ ngày nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, chiếm hữu, định đoạt tài sản riêng của con đã cho làm con nuôi.
Như vậy, hệ quả của việc giao nhận con nuôi sẽ được giải quyết như trên.
Trân trọng!
thủ tục nhận con nuôi có yếu to nước ngoài, nhận con nuôi ở đâu, thủ tục nhận con nuôi trên 18 tuổi, thủ tục nhận con nuôi đi mỹ, người nước ngoài nhận con nuôi ở việt nam, nhận con nuôi ở đâu tphcm, đơn xin nhận con nuôi, luật nuôi con nuôi,Thủ tục Đăng ký việc nuôi con nuôi, Điều kiện và thủ tục nhận con nuôi, Thủ tục nhận con nuôi theo quy định mới nhất
Hãy gọi ngay, tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Luật Doanh nghiệp, Luật nhà đất, Luật ly hôn, Luật thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng
”Thành công của khách hàng là thành công của TL Law”.
Ngoài ra, TL Law cung cáp dịch vụ Cố Vấn Chiến Lược & Đào tạo Marketing Toàn Diện cho chủ doanh nghiệp, Starup khởi nghiệp, kinh doanh Online theo xu hướng Marketing Thế Hệ Mới, giúp chủ Doanh Nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,