Luật sư giải quyết tranh chấp tài sản chung

Đóng góp bởi: TLLaw, Luật sư giỏi, Tổng đài tư vấn pháp luật, Dịch vụ Luật sư 578 lượt xem Đăng ngày 24/11/2023 Chia sẻ:

Luật sư giải quyết tranh chấp tài sản chung

Tranh chấp tài sản khi ly hôn là tranh chấp diễn ra phổ biến và gay gắt nhất trong quan hệ hôn nhân. Thực tế cho thấy, các tranh chấp về tài sản đều khá phức tạp trong các vấn đề:
– Xác định tài sản thuộc sở hữu chung: Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp tài sản là nhà, đất được Tòa án chia cho vợ, chồng không phải tài sản chung mà là di sản thừa kế hoặc có trường hợp Tòa án chia nhà, đất là tài sản của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ cho vợ chồng vì cho rằng đó là tài sản mà cha, mẹ họ cho nhưng lại không đưa ra được căn cứ chứng minh cho việc tặng, cho nhà đất. Sai sót này dẫn đến việc lấy tài sản của người này chia cho người khác.
– Khối tài sản chung của vợ, chồng khó xác định được do sống chung với gia đình chồng hoặc vợ: Có những vụ án tài sản chung của vợ chồng và gia đình gồm nhiều nhà đất nhưng chỉ phân chia cho con dâu, con rể giá trị nhà đất. Có những trường hợp khi phân chia tài sản, vợ chồng không có công sức gì nhưng lại được chia phần tài sản lớn, dẫn tới tranh chấp.
– Chia hiện vật cho các bên: Vấn đề này phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế của mỗi bên tránh dẫn tới hậu quả tài sản của người này được chia nhưng người kia mới có nhu cầu sử dụng thực sự và ngược lại nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
– Định giá nhà đất: Việc định giá nhà đất không đúng và chỉ phân chia hiện vật cho một bên là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài. Cá biệt, có một số vụ án giá nhà đất vẫn được định theo khung giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có đất tranh chấp; việc định giá không có đủ các đương sự; thành phần Hội đồng định giá không đúng theo quy định của pháp luật.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn, đại diện bảo vệ khách hàng nhiều vụ việc hôn nhân và gia đình, Chúng tôi luôn đem đến cho quý khách hàng một dịch vụ hoàn hảo, chuyên nghiệp theo đúng cam kết

Tài sản chung của vợ chồng và nguyên tắc về chế độ tài sản của vợ chồng

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014

– Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

+ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung

– Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

– Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

– Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Giải quyết khi ly hôn có phát sinh tranh chấp tài sản

– Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thoả thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo nội dung mà vợ chồng đã thoả thuận. Trường hợp vợ chồng thoả thuận không đầy đủ hoặc không rõ ràng thì Toà án áp dụng quy định tương ứng như chế độ tài sản theo quy định của pháp luật để giải quyết.

– Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định thì khi ly hôn việc giải quyết tài sản do vợ chồng theo thoả thuận. Trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được thì Toà án giải quyết theo yêu cầu của vợ, chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Các dạng tranh chấp tài sản

Tranh chấp tài sản thừa kế

Tranh chấp tài sản thừa kế là việc tranh chấp những tài sản do người chết để lại cho các đồng thừa kế.

Thực tiễn quá trình giải quyết các tài sản này bao gồm: tài sản do bố, mẹ hay ông, bà, vợ, chồng,… khi mất để lại. Tài sản thừa kế khi tranh chấp sẽ xác định trên cơ sở là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật để thực hiện việc phân chia tài sản. Dựa vào các hàng thừa kế, diện thừa kế, người quản lý di sản thừa kế để xác định phân chia di sản thừa kế. Ngoài ra tài sản thừa kế cũng được chia cho một số người không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

 Tranh chấp tài sản thuê

Tranh chấp tài sản thuê là quá trình giải quyết tranh chấp tài sản phát sinh từ quan hệ đi thuê và cho thuê.

Thực tiễn ở nước ta việc tranh chấp các tài sản này rất nhiều, các quan hệ thuê và cho thuê cũng rất phổ biến như: Thuê mua tài sản nhà nước, Thuê nhà sau bán khoán hóa giá nhà; các hợp đồng thuê nhà phổ biến làm nơi kinh doanh,…

Ngoài ra, hợp đồng thuê thường rất phức tạp, có nhiều yếu tố liên quan đến việc thuê và cho thuê, mục đích sử dụng tài sản thuê, thời gian thuê, thanh toán tiền thuê,… nên cũng hay xảy ra các tranh chấp trong lĩnh vực này.

Tranh chấp việc mua bán tài sản, các hợp đồng mua bán tài sản

Tranh chấp việc mua bán tài sản, các hợp đồng mua bán tài sản thường sẽ xảy ra trong trường hợp tài sản mua không đúng với những gì người mua tưởng tượng hay người bán mời chào.

Không những thế, việc thanh toán tiền mua tài sản cũng thường xảy ra tranh chấp do bên mua tài sản có thể chậm thanh toán, thanh toán không đúng, không đầy đủ hoặc không thanh toán.

Trên thực tế, các hợp đồng mua bán thường làm theo mẫu nhất định nên khi tranh chấp xảy ra thường khó khăn trong việc xử lý, phần lớn do các điều khoản hợp đồng chưa quy định rõ việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cầm cố, thế chấp, đặt cọc…

Tranh chấp tài sản vợ chồng

Tranh chấp tài sản vợ chồng là tranh chấp giữa vợ với chồng về quyền tài sản. Thông thường các tranh chấp này phát sinh trong việc ly hôn và chia tài sản.

Các tranh chấp này xoay quanh việc xác định tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ chồng, tài sản có trước hôn nhân, tài sản trong thời kỳ hôn nhân, nguồn hình thành tài sản hoặc tài sản có công sức đóng góp của con dâu khi về nhà chồng, tài sản có công sức đóng góp của con rể về nhà bố mẹ vợ, nguồn hình thành tài sản và công sức đóng góp vào khối tài sản chung của vợ chồng.

 Tranh chấp tài sản chung

Tranh chấp tài sản chung bao gồm tranh chấp tài sản chung hợp nhất và tài sản chung theo phần.

Tài sản chung hợp nhất phổ biến là tài sản của vợ chồng trong quá trình giải quyết ly hôn. Tài sản chung theo phần là tài sản được sử dụng và sở hữu chung, các đồng sở hữu tài sản, tài sản góp vốn kinh doanh, tài sản mua chung…

Tài sản chung sẽ được xác định trên cơ sở đóng góp của từng người. Nếu tài sản chung đem vào quá trình kinh doanh thì tùy theo công sức đóng góp, lỗi làm cho tài sản chung bị giảm sút khi tranh chấp sẽ là cơ sở để xác định và phân chia tài sản chung sao cho hợp với thực tiễn và đúng với quy định của pháp luật.

Tranh chấp trong ly hôn

Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn: Với những luật sư, chuyên viên tư vấn luật ly hôn chuyên nghiệp đảm bảo khi đến với chúng tôi, bạn sẽ cảm thấy thực sự hài lòng về chất lượng tư vấn mà không hề tốn kém thời gian và tiền bạc.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật, là kết quả hành vi có ý chí của vợ, chồng. Sau khi vợ chồng ly hôn, vợ chồng sẽ có nhu cầu phân chia tài sản .
Trong trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì việc chia tài sản khi ly hôn theo các nguyên tắc sau:
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Tranh chấp ly hôn là gì,Bộ luật to tụng dân sự,Luật hôn nhân gia đình,Bộ luật tố tụng dân sự 2015,tài sản sau hôn nhân,Tranh chấp đất đai khi ly hôn,Tranh chấp tài sản sau ly hôn,
luật chia tài sản khi ly hôn,tài sản sau hôn nhân,luật hôn nhân gia đình,luật chia tài sản khi ly hôn,Bất cập về chia tài sản khi ly hôn,Thực trạng tranh chấp tài sản khi ly hôn,tài sản sau hôn nhân,Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn,Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn,Vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn,Phân tích và đánh giá hệ quả pháp lý về tài sản khi ly hôn,luật chia tài sản khi ly hôn,Thực trạng tranh chấp tài sản khi ly hôn,Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn,Khi giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ và chồng có quan giải quyết tranh chấp,Vụ an ly hôn, tranh chấp tài sản,Chia tài sản sau ly hôn,Tranh chấp tài sản sau ly hôn,Bộ luật to tụng dân sự,

Gọi ngay, tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Luật Doanh nghiệp, Luật nhà đất, Luật ly hôn, Luật thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng

”Thành công của khách hàng là thành công của TL Law”. 

Ngoài ra, TL Law cung cáp dịch vụ Cố Vấn Chiến Lược & Đào tạo Marketing Toàn Diện cho chủ doanh nghiệp, Starup khởi nghiệp, kinh doanh Online theo xu hướng Marketing Thế Hệ Mới, giúp chủ Doanh Nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá post
Chia sẻ bài viết trên: