Cho tôi hỏi, điều kiện khẳng định có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì? Nhờ anh chị giải đáp.
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến TL Law xin chào !
Công ty tư vấn luật, văn phòng luật sư giỏi, uy tín HCM tư vấn pháp luật online trường hợp Bạn như sau:
Điều kiện khẳng định có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?
Căn cứ quy định Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau:
Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
….
3. Muốn biết một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu ấy với nhãn hiệu, hoặc phải so sánh hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau đây: a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo và cách thức trình bày; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số thành phần hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ nhận biết với nhau về cấu tạo, cách thức phát âm, chữ viết, ý nghĩa, cách thể hiện, màu sắc của dấu hiệu nhìn thấy được, tiết tấu, màu sắc của dấu hiệu âm thanh và việc sử dụng dấu hiệu có nguy cơ gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng hoặc hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc về chức năng, công dụng nếu có cùng kênh lưu thông với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; không có mối liên hệ với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc cách thức thực hiện.
…
Như vậy, muốn khẳng định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu xâm phạm với nhãn hiệu, cần phải so sánh hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu xâm phạm với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau đây:
– Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ;
Lưu ý:
– Một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo và cách thức biểu hiện;
– Một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số yếu tố hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ nhận biết với nhau như cấu tạo, cách đọc, phiên âm, nghĩa, cách trình bày, màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được, tiết tấu, nhịp điệu đối với dấu hiệu âm thanh và việc sử dụng dấu hiệu có nguy cơ gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng hoặc hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc cùng chức năng, công dụng và có cùng kênh lưu thông với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; dấu hiệu có mối liên hệ với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc cách thức thực hiện.
Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu được quy định thế nào?
Căn cứ quy định Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bằng khoản 55 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về những điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu của mình trong phạm vi được bảo hộ.
2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.4. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về tính chất, đặc điểm của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện của người có quyền sử dụng nhãn hiệu đó.
6. Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là sản phẩm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng khi tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và cư trú tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của tổ chức chuyển nhượng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ
Như vậy, các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu được quy định như sau:
– Việc chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về tính chất, xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện của người có quyền sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có những nội dung chính sau đây:
1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
2. Căn cứ chuyển nhượng;
3. Giá chuyển nhượng;
4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng đối với bên được chuyển nhượng.
Như vậy, nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu gồm có:
– Tên và địa chỉ chính xác của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
– Căn cứ chuyển nhượng;
– Giá chuyển nhượng;
– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng đối với bên được chuyển nhượng.
Trân trọng!
Luật sở hữu trí tuệ, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn Luật sở hữu trí tuệ, Tư vấn sở hữu trí tuệ ở đâu, chuyên tư vấn sở hữu trí tuệ, dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ, số điện thoại tư vấn sở hữu trí tuệ, trung tâm tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn Pháp luật Sở hữu Trí tuệ
Hãy gọi ngay, tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Luật Doanh nghiệp, Luật nhà đất, Luật ly hôn, Luật thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng
”Thành công của khách hàng là thành công của TL Law”.
Ngoài ra, TL Law cung cáp dịch vụ Cố Vấn Chiến Lược & Đào tạo Marketing Toàn Diện cho chủ doanh nghiệp, Starup khởi nghiệp, kinh doanh Online theo xu hướng Marketing Thế Hệ Mới, giúp chủ Doanh Nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,