Con có được hưởng thừa kế khi cha để lại di chúc di tặng toàn bộ vào quỹ từ thiện

Đóng góp bởi: TLLaw, Luật sư giỏi, Tổng đài tư vấn pháp luật, Dịch vụ Luật sư 835 lượt xem Đăng ngày 05/10/2023 Chia sẻ:

Con có được hưởng thừa kế khi cha để lại di chúc di tặng toàn bộ vào quỹ từ thiện. Con có được hưởng di sản thừa kế không khi cha để lại di chúc di tặng toàn bộ tài sản vào quỹ từ thiện? Cụ thể, gia đình tôi có 2 người là cha tôi và tôi năm nay 30 tuổi. Khi cha tôi mất để lại di chúc là quyên góp toàn bộ tài sản vào quỹ từ thiện? Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có được nhận di sản thừa kế không, bởi tôi là con trai duy nhất của ông?

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến TL Law xin chào !

Công ty tư vấn luật, văn phòng luật sư giỏi, uy tín HCM tư vấn pháp luật online trường hợp Bạn như sau:

Di chúc là gì? Di tặng là gì?

Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc như sau:

Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Theo đó, di chúc là sự thể hiện ý chí cuối cùng của cá nhân về việc phân chia tài sản của mình sau khi chết.

Căn cứ Điều 646 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di tặng như sau:

Di tặng

1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

Theo đó, di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

Người được di tặng có thể là cá nhân hoặc không phải là cá nhân. Đối với người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

Quyền của người lập di chúc là gì?

Căn cứ Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Theo đó, người lập di chúc có các quyền được quy định tại Điều 626 nêu trên, trong đó có có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

Con có được hưởng di sản thừa kế không khi cha để lại di chúc quyên góp toàn bộ tài sản vào quỹ từ thiện?

Căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Theo đó, những người theo di chúc sẽ không được hưởng di sản thừa kế vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế nếu người đó là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản thừa kế.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, trong di chúc của cha bạn thì toàn bộ di sản của ông sẽ được di tặng cho tổ chức từ thiện, ông không để lại di sản cho bạn.

Và theo như những thông tin bạn cung cấp về bản thân bạn thì bạn cũng không thuộc những đối tượng được nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được quy định nêu trên.

Do đó, di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc mà cha bạn để lại là đem toàn bộ di sản di tặng cho tổ chức từ thiện và bạn sẽ không nhận được di sản thừa kế đó.

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thừa kế , Dịch vụ luật sư thừa kế, Tư vấn luật thừa kế đất đai, Luật sư thừa kế, Tổng đài tư vấn luật thừa kế, Văn phòng luật sư thừa kế, Dịch vụ thừa kế,Luật thừa kế, Luật sư tư vấn thừa kế nhà đất,Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau,Luật sư thừa kế,Tư vấn luật thừa kế đất đai,Tư vấn thừa kế,Tổng đài tư vấn luật thừa kế,Văn phòng luật sư thừa kế,Dịch vụ thừa kế,Luật sư tư vấn thừa kế nhà đất,Bản an tranh chấp chia di sản thừa kế,

 

Hãy gọi ngay, tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Luật Doanh nghiệp, Luật nhà đất, Luật ly hôn, Luật thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng

”Thành công của khách hàng là thành công của TL Law”. 

Ngoài ra, TL Law cung cáp dịch vụ Cố Vấn Chiến Lược & Đào tạo Marketing Toàn Diện cho chủ doanh nghiệp, Starup khởi nghiệp, kinh doanh Online theo xu hướng Marketing Thế Hệ Mới, giúp chủ Doanh Nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,

Đánh giá post
Chia sẻ bài viết trên: