Có được phép ly hôn nhằm mục đích xuất ngoại hay không

Đóng góp bởi: TLLaw, Luật sư giỏi, Tổng đài tư vấn pháp luật, Dịch vụ Luật sư 1224 lượt xem Đăng ngày 02/10/2023 Chia sẻ:

Có được phép ly hôn nhằm mục đích xuất ngoại hay không? Tôi có câu hỏi liên quan đến việc ly hôn. Anh và chị tôi vì để tiện bề cho con đi du học Úc nên đã thỏa thuận ly hôn giả. Chị dâu tôi sẽ sang Úc theo diện kết hôn với người ở nước sở tại sau đó đón anh tôi cùng các cháu sang. Thế nhưng, sau khi Tòa án có quyết định ly hôn thì anh tôi mới phát hiện thật ra là chị dâu tôi có người khác ở Úc. Tôi muốn hỏi việc ly hôn của anh chị tôi có hiệu lực hay không?

 

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến TL Law xin chào !

Công ty tư vấn luật, văn phòng luật sư giỏi, uy tín HCM tư vấn pháp luật online trường hợp Bạn như sau:

Ly hôn được định nghĩa là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Ly hôn giả tạo được quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.”

Chế độ hôn nhân và gia đình được bảo vệ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.”

Theo quy định trên thì việc lợi dụng việc ly hôn để đạt mục đích khác không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân được xem là ly hôn giả tạo và việc ly hôn giả tạo là hành vi bị cấm trong pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trong thời gian thụ lý giải quyết ly hôn, Tòa án có thể không chấp nhận cho ly hôn khi thấy khi không có chứng cứ làm sáng tỏ việc ly hôn xuất phát từ lý do mâu thuẫn hôn nhân tới mức trầm trọng; việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Tuy nhiên, việc xác định ly hôn không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân mà vì mục đích khác tương đối khó.

Trong trường hợp anh chị bạn đã được Tòa án ra quyết định ly hôn thì việc ly hôn của anh chị bạn vẫn có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân của anh chị bạn sẽ được chấm dứt.

Hành vi ly hôn giả bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì:

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.”

Theo đó hành vi ly hôn giả để đạt mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

 

Giải quyết ly hôn trọn gói, luật sư tư vấn ly hôn miễn phí, Tư vấn luật ly hôn miễn phí, Tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí, Luật sư ly hôn, Tư vấn ly hôn qua zalo, Tư vấn ly hôn đơn phương, luật sư giỏi hcm, luật sư tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật, tổng đài tư vấn pháp luật,

 

Hãy gọi ngay, tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Luật Doanh nghiệp, Luật nhà đất, Luật ly hôn, Luật thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng

”Thành công của khách hàng là thành công của TL Law”. 

Ngoài ra, TL Law cung cáp dịch vụ Cố Vấn Chiến Lược & Đào tạo Marketing Toàn Diện cho chủ doanh nghiệp, Starup khởi nghiệp, kinh doanh Online theo xu hướng Marketing Thế Hệ Mới, giúp chủ Doanh Nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,

Đánh giá post
Chia sẻ bài viết trên: