Chia thừa kế như thế nào trong trường hợp di chúc không hợp pháp? Những trường hợp nào thì chia thừa kế theo pháp luật?

Đóng góp bởi: TLLaw, Luật sư giỏi, Tổng đài tư vấn pháp luật, Dịch vụ Luật sư 824 lượt xem Đăng ngày 21/09/2023 Chia sẻ:

Chia thừa kế như thế nào trong trường hợp di chúc không hợp pháp? Những trường hợp nào thì chia thừa kế theo pháp luật?

Cha tôi trước khi chết có để lại di chúc, nhưng di chúc đó không hợp pháp vì lúc cha tôi lập di chúc thì ông đã không còn được minh mẫn nữa. Cho tôi hỏi, trường hợp di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa kế như thế nào?

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến TL Law xin chào !

Công ty tư vấn luật, văn phòng luật sư giỏi, uy tín HCM tư vấn pháp luật online trường hợp Bạn như sau:

Điều kiện của di chúc hợp pháp là gì?

Một di chúc hợp pháp là di chúc đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ những điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội  hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị khuyết tật về tâm thần hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí sau cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí sau cùng, người làm chứng ghi biên bản, cùng  hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí sau cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực bằng chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. ”

Về nội dung thì di chúc phải  đủ những nội dung được quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 631. Nội dung của di chúc
1. Di chúc gồm những nội dung chính sau: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi  của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản còn lại và nơi có di sản.
2. Trừ những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết hoa hoặc viết bằng chữ, nếu di chúc gồm nhiều trang thì các trang phải được viết đánh số thứ tự và có ký tên hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xoá, sửa chữa thì người trực tiếp viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải  bên cạnh sự tẩy xoá, sửa chữa.”
Như vậy, điều kiện tiên quyết khi lập di chúc là người lập di chúc phải tỉnh táominh mẫn trong khi lập di chúc; không bị mua chuộc, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không trái điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội  hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Như vậy, nếu khi lập di chúc ba của anh không còn minh mẫn nên di chúc trên sẽ không được coi là hợp pháp.

Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, di sản thừa kế được chia thừa kế theo pháp luật đối với các trường hợp sau:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được thực hiện đối với trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng với những phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được ghi trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn sống tại thời điểm mở thừa kế. ”

Như vậy, di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật đối với các trường hợp nói trên.

Trường hợp di chúc của ba anh không hợp pháp theo quy định nên việc chia thừa kế sẽ thực hiện theo pháp luật.

Thứ tự chia thừa kế theo pháp luật được quy định như sau?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, thì người được hưởng thừa kế theo pháp luật là người thuộc đối tượng thừa kế và hàng thừa kế. Trong đó

– Diện thừa kế được hiểu là những người có quan hệ hôn nhân hợp pháp (được pháp luật bảo hộ hoặc thừa nhận), huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản.

– Hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước  đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Như vậy, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước  đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Di sản thừa kế sẽ được chia theo thứ tự hàng thừa kế nêu trên. Ví dụ như nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì những người  hàng thừa kế thứ hai sẽ được hưởng thừa kế.

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thừa kế , Dịch vụ luật sư thừa kế, Tư vấn luật thừa kế đất đai, Luật sư thừa kế, Tổng đài tư vấn luật thừa kế, Văn phòng luật sư thừa kế, Dịch vụ thừa kế,Luật thừa kế, Luật sư tư vấn thừa kế nhà đất,Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau,Luật sư thừa kế,Tư vấn luật thừa kế đất đai,Tư vấn thừa kế,Tổng đài tư vấn luật thừa kế,Văn phòng luật sư thừa kế,Dịch vụ thừa kế,Luật sư tư vấn thừa kế nhà đất,Bản an tranh chấp chia di sản thừa kế,

 

Hãy gọi ngay, tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Luật Doanh nghiệp, Luật nhà đất, Luật ly hôn, Luật thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng

”Thành công của khách hàng là thành công của TL Law”. 

Ngoài ra, TL Law cung cáp dịch vụ Cố Vấn Chiến Lược & Đào tạo Marketing Toàn Diện cho chủ doanh nghiệp, Starup khởi nghiệp, kinh doanh Online theo xu hướng Marketing Thế Hệ Mới, giúp chủ Doanh Nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,

Đ
Đánh giá post
Chia sẻ bài viết trên: