Thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp trong trường hợp nào?
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến TL Law xin chào !
Công ty tư vấn luật, văn phòng luật sư giỏi, uy tín HCM tư vấn pháp luật online trường hợp Bạn như sau:
Cho tôi hỏi, trường hợp nào vị thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp? Nhờ anh chị giải đáp.
Thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định Tiểu mục 5 Mục 3 Thông tư 01/2008/TT-BKHCN được sửa đổi bằng khoản 6 Điều 1 Thông tư 04/2012/TT-BKHCN quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi thẻ giám định viên như sau:
Thẩn quyền, thủ tục cấp, thu hồi thẻ giám định viên
…
5. Thu hồi Thẻ giám định viên
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định thu hồi Thẻ giám định viên đối với những trường hợp sau đây:a) Có căn cứ cho rằng Thẻ giám định viên được cấp trái với quy định pháp luật;
b) Người được cấp Thẻ giám định viên không còn thoả mãn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 2 Mục I của Thông tư này;
c) Người được cấp Thẻ giám định viên từ bỏ hoạt động giám định
…
Như vậy, cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định thu hồi Thẻ giám định viên đối với những trường hợp sau đây:
– Có căn cứ cho rằng Thẻ giám định viên được cấp trái với quy định pháp luật;
– Người được cấp Thẻ giám định viên không còn đáp ứng đủ điều kiện quy định để làm giám định về sở hữu trí tuệ và điều kiện cấp Thẻ giám định viên quyền sở hữu công nghiệp;
– Người được cấp Thẻ giám định viên từ bỏ hoạt động giám định
Điều kiện cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp nào?
Căn cứ quy định Tiểu mục 2 Mục 1 Thông tư 01/2008/TT-BKHCN được sửa đổi bằng khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2012/TT-BKHCN quy định về
ĐIỀU KIỆN VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
….
2. Điều kiện cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và hình thức hoạt động giám định viên
2.1. Về điều kiện để được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “Thẻ giám định viên “) quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu như sau:
…..
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bằng khoản 26 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định điều kiện giám định quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Giám định về sở hữu trí tuệ
…
3. Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ: a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Cư trú tại Việt Nam; c) Có phẩm chất đạo đức tốt; d) Có bằng đại học trở lên thuộc ngành tương ứng với lĩnh vực được cấp thẻ giám định viên, đã qua thực tiễn hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ từ năm năm trở lên và đáp ứng yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ có thẩm quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi thụ lý vụ việc do mình đang giải quyết.
5. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức và hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
Như vậy, cá nhân có đủ những điều kiện sau sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp:
– Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Thường trú tại Việt Nam;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt
– Có bằng đại học trở lên thuộc ngành tương ứng với lĩnh vực được cấp thẻ giám định, đã qua thực tiễn hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.
Tự ý sửa chữa làm sai lệch văn bản giám định sở hữu công nghiệp bị phạt thế nào?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 8 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bằng khoản 8 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp như sau:
Vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp
…
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Lợi dụng danh nghĩa giám định và hoạt động giám định nhằm trục lợi;
b) Cố ý đưa ra kết quả giám định sai sự thật;
c) Tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch văn bản giám định;
d) Cung cấp tài liệu không chính xác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình đăng ký kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp, yêu cầu cấp thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, yêu cầu thay đổi tổ chức giám định sở hữu công nghiệp;
đ) Từ chối giám định đối với trường hợp bị từ chối giám định theo quy định pháp luật.
…6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại thẻ giám định viên, giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định, văn bản giám định sở hữu công nghiệp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch thông tin cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy tờ, tài liệu đó đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
Như vậy, hành vi tự ý sửa chữa làm sai lệch văn bản giám định sở hữu công nghiệp có thể bị xử lý vi phạm hành chính là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Bên cạnh đó người có hành vi vi phạm có thể bị buộc nộp bản chính thẻ giám định viên, giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định, văn bản giám định sở hữu công nghiệp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch thông tin cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy tờ, văn bản đó.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên chỉ là mức phạt tiền với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân (khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP)
Luật sở hữu trí tuệ, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn Luật sở hữu trí tuệ, Tư vấn sở hữu trí tuệ ở đâu, chuyên tư vấn sở hữu trí tuệ, dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ, số điện thoại tư vấn sở hữu trí tuệ, trung tâm tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn Pháp luật Sở hữu Trí tuệ
Hãy gọi ngay, tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Luật Doanh nghiệp, Luật nhà đất, Luật ly hôn, Luật thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng
”Thành công của khách hàng là thành công của TL Law”.
Ngoài ra, TL Law cung cáp dịch vụ Cố Vấn Chiến Lược & Đào tạo Marketing Toàn Diện cho chủ doanh nghiệp, Starup khởi nghiệp, kinh doanh Online theo xu hướng Marketing Thế Hệ Mới, giúp chủ Doanh Nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,