Luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức và cá nhân khác nhau.
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính xác lập các yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ cơ quan có thẩm quyền là Cục sở hữu trí tuệ dành cho chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh, hoặc sản phẩm, dịch vụ được đăng ký bảo hộ. Việc yêu cầu đăng ký nhãn hiệu được thể hiện chi tiết trên thông tin tờ khai đăng ký nhãn hiệu mà chủ sở hữu khai nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ và theo nguyên tắc ưu tiên theo ngày nộp đơn.
Hồ sơ đăng ký đăng ký nhãn hiệu gồm:
+ Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản)
+ Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kèm theo, ngoài một mẫu được gắn trên tờ khai)
+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản)
+ Giấy ủy quyền nộp đơn (01 bản)
+ Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận:
+ Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt( tên biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặc trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp của người khác) (01 bản)
– Các loại nhãn hiệu gồm:
+ Nhãn hiệu thông thường gồm: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu chứng nhận
- Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên, tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
+ Nhãn hiệu nổi tiếng: là loại nhãn hiệu không phải đăng ký bảo hộ, chỉ cần được sử dụng và nhận biết rộng rãi. Điều này được quy định rõ ràng tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự sau:
2.1 Thẩm định hình thức:
Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
2.2 Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
2.3 Thẩm định nội dung:
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Mọi thắc mắc về vấn đề tư vấn đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Hà Trần để được giải đáp đầy đủ nhất.
– Điều kiện chung để được bảo hộ nhãn hiệu:
Nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại TL LAW
1. Đăng Ký Nhãn Hiệu
“Nhãn hiệu” là tài sản trí tuệ thiết yếu của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào hoạt động kinh doanh. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Chúng tôi giúp khách hàng thực hiện tra cứu khả năng bảo hộ, đăng ký và theo đuổi việc cấp văn bằng bảo hộ, quản lý danh mục và gia hạn nhãn hiệu, ghi nhận các thủ tục sửa đổi, chuyển nhượng (nếu có).
2. Đăng Ký Quyền Tác Giả
Việc đăng ký quyền tác giả có vai trò quan trọng nhằm ghi nhận chủ sở hữu tác giả và tác phẩm. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng đăng ký quyền tác giả, giúp bạn bảo vệ hữu hiệu tác phẩm khỏi hành vi sao chép, xâm phạm quyền cũng như giúp bạn thuận lợi trong việc chứng minh quyền sở hữu khi xảy ra tranh chấp.
3. Đăng Ký Sáng Chế
“Sáng chế” là tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp, là giải pháp kỹ thuật tân tiến nhất dưới dạng sản phẩm, máy móc, quy trình công nghệ, v.v.. Chúng tôi giúp khách hàng tra cứu khả năng bảo hộ, soạn thảo bản mô tả sáng chế, đăng ký và theo đuổi việc cấp văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích, duy trì hiệu lực văn bằng, ghi nhận các thủ tục sửa đổi, chuyển nhượng, li-xăng (nếu có).
4. Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp (bao bì sản phẩm, hình dáng bên ngoài của sản phẩm,…) là tài sản trí tuệ quan trọng của doanh nghiệp với vai trò là dấu hiệu tiếp thị của thương hiệu trong việc hình thành ấn tượng liên kết trực quan với người tiêu dùng. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng tra cứu khả năng bảo hộ, đăng ký và theo đuổi việc cấp văn bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng kiểu dáng, ghi nhận các thủ tục sửa đổi, chuyển nhượng, li-xăng (nếu có).
5. Quản Lý Tài Sản Trí Tuệ
Các chuyên gia của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn chiến lược và giải pháp toàn diện để quản trị tài sản trí tuệ hiệu quả và tối ưu. Với hệ thống văn phòng tại các quốc gia Đông Nam Á, cũng như các đối tác ở châu Âu, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới, KASS đủ NĂNG LỰC và TIỀM LỰC để bảo vệ thương hiệu của bạn trên thị trường quốc tế, mở đường cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới.
6. Dịch Vụ Khác
TL LAW cung cấp đa dạng các dịch vụ khác như xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại, khảo sát, nghiên cứu thị trường.
Lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu
Để có thể xác định được phương án và mục tiêu của tên nhãn hiệu hàng hóa, có thể dựa vào những tiêu chí dưới đây để thiết kế nhãn hiệu sao cho phù hợp với nhu cầu:
- Khai thác nhiều nguồn sáng tạo
- Xem xét và lựa chọn ra các phương án đặt tên cho nhãn hiệu
- Tra cứu và sàng lọc với các nhãn hiệu của các đơn vị khác để tránh xảu ra trường hợp trùng lắp gây nhầm lẫn
- Thăm dò, khảo sát phản ứng của đối tượng mục tiêu
- Lựa chọn ra những phương án cuối cùng và tên nhãn hiệu chính thức.
Lưu ý những trường hợp không được cấp văn bằng bảo hộ
Theo quy định tại của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, Cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong những trường hợp sau đây:
- Có các cơ sở để khẳng định rằng đối tượng đăng ký nêu trong đơn không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về bảo hộ;
- Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật này;
- Đơn thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này mà không được sự thống nhất từ tất cả những người nộp đơn.
Đơn đăng ký thiết kế bố trí bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu về hình thức theo quy định tại Điều 109 của Luật này.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiến hành thực hiện các thủ tục sau đây:
- Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó phải nêu rõ lý do từ chối và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối của cơ quan quản lý;
- Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc các ý kiến phản đối không xác đáng dự định từ chối được quy định tại điểm a khoản này;
- Cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 118 của Luật này nếu người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối các quy định tại điểm a khoản này.
Trong trường hợp có phản đối về dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng được cơ quan thẩm định lại về những vấn đề bị phản đối đó.
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
- Tra cứu đăng ký nhãn hiệu chính thức để có kết quả toàn diện xác định phương án nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Tư vấn các điều kiện đăng ký, thủ tuc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
- Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ đơn đăng ký.
- Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu: Theo qui định của pháp luật Việt Nam và một số nước nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh ưu tiên người sử dụng trước.
- Tư vấn phạm vi bảo hộ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Quyền đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung được xác nhận phạm vi bảo hộ theo lãnh thổ quốc gia, tức là nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó mà không phải cứ đăng ký một quốc gia đương nhiên được bảo hộ trên toàn thế giới. Do vậy, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh sản phẩm dịch vụ của mình ở các quốc gia khác nhau cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình ở các quốc gia đó để hàng hóa, dịch vụ của mình không bị tranh chấp về việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.
- Đại diện cho khách hàng, doanh nghiệp, chủ đơn là người nước ngoài trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam.
- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam.
- Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu.
- Xử lý vi phạm nhãn hiệu.
- Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Phúc đáp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
- Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền nhãn hiệu.
- Hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo qui định của pháp luật.
tra cứu nhãn hiệu,đăng ký nhãn hiệu online,luật sở hữu trí tuệ,đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì,đăng ký sở hữu trí tuệ,luật sở hữu trí tuệ hợp nhất,cục sở hữu trí tuệ,đăng ký thương hiệu, logo,luật sở hữu trí tuệ,luật sở hữu trí tuệ hợp nhất,luật sở hữu trí tuệ mới nhất,luật sở hữu trí tuệ 2023,luật sở hữu trí tuệ 2005,luật sở hữu trí tuệ pdf,luật sở hữu trí tuệ 2009,
Hãy gọi ngay, tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Luật Doanh nghiệp, Luật nhà đất, Luật ly hôn, Luật thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng
”Thành công của khách hàng là thành công của TL Law”.
Ngoài ra, TL Law cung cáp dịch vụ Cố Vấn Chiến Lược & Đào tạo Marketing Toàn Diện cho chủ doanh nghiệp, Starup khởi nghiệp, kinh doanh Online theo xu hướng Marketing Thế Hệ Mới, giúp chủ Doanh Nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,